Hy vọng với cách dưới đây bạn sẽ chọn được những loại măng thích hợp cho từng món
Măng chua
- Xuất xứ: Là loại măng phổ biến nhất ở Việt Nam, măng thái thành lát mỏng, cho vào nước vo gạo vài ngày sau có thể dùng được.
- Chế biến: Măng mua về, rửa sạch, vắt ráo. Nên rửa nhiều lần qua nước lạnh. Món ăn phổ biến nhất là nấu canh, xào, kho, hoặc làm nộm.
- Chọn măng: Chọn loại măng trắng, không bị trở mùi chua.
- Mách nhỏ: Bạn nên mua đủ vừa ăn để quá lâu măng sẽ không ngon hoặc bạn không thể rửa sạch, cho vào hủ nước pha muối để giữ măng lâu hơn.
Măng Tây Ninh
- Xuất xứ: Đây là đặc sản của Tây Ninh thường được phơi khô.
- Chế biến: Dùng để hầm hoặc nấu bún măng. Măng mua về ngâm nước ho mềm, bỏ bớt phần già, xé nhỏ, rửa sạch. Nếu sợi đắng, luộc trước khi nấu.
- Chọn măng: Chọn măng màu vàng pha nâu, không quá đậm không quá nhạt.
- Mách nhỏ: Bạn có thể mua măng đã được xé sẵn, không cần phải cắt phần măng già
Măng lưỡi lợn
- Xuất xứ: Măng lưỡi lợn còn có tên là năng khô Lai Châu. Măng lưỡi lợn chắc, nhuyển, không có sợi xơ.
- Chế biến: Ngâm nước ấm, luộc và xả cho ra hết chất quánh, dùng để nấu món măng hầm giò lợn, măng hầm vịt…
- Chọn măng: Chọn măng thớ giày, mà tối nhưng không bị mốc.
- Mách nhỏ: Loại măng lưỡi lợn màu đen là măng được xông khói.
Măng tre miền Nam
- Xuất xứ: Loại măng này chỉ có ở Miền Nam, màu vàng sậm, cùi dày, bản lớn.
- Chế biến: Ngâm mềm luộc sôi sau đó sé nhỏ, dùng làm món bún vịt, hầm, nấu canh.
- Chọn măng: Chọn loại miếng dày, màu vàng tươi, không có vết mốc, măng này có nhiều sau mùa mưa 1-2 tháng.
- Mách nhỏ: Màu măng càng vàng, càng sáng càng ngon. Măng màu tối là măng loại hai.
Măng tre Ban Mê Thuật
- Xuất xứ: Măng có xuất xứ từ Ban Mê Thuật, đây là loại măng khi hái người ta chỉ lấy phần đọt non rất non. Măng có màu vàng nhạt pha chút trắng, được bó thành từng bó nhỏ.
- Chế biến: Đây là loại măng non không phơi quá khô nên bạn chỉ cần ngâm khoảng 3 tiếng trong nước lanh, sau đó trụng qua nước sôi, loại măng này không bỏ phần nào, dùng để nấu canh , hầm xào kho tàu.
- Chọn măng: Măng mềm , màu vàng nhạt là măng non ngon.
- Mách nhỏ: Măng le có nhiều loại, màu măng càng nâu, mang càng già.